Thanh khoản trong chứng khoán
1. Khái niệm
Thanh khoản chứng khoán chỉ khả năng chuyển đổi từ chứng khoán đó thành tiền mặt và ngược lại.
Cũng như chứng khoán nói chung, tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng mua, bán cổ phiếu một cách nhanh chóng. Một cổ phiếu được coi là có tính thanh khoản cao khi luôn có trên thị trường, giá cả ổn định và tăng theo thời gian. Khả năng phục hồi vốn đầu tư ban đầu cao.
2. Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Nếu nhà đầu tư nắm trong tay những cổ phiếu nhưng không thể bán ra được, đây được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán
3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến thanh khoản trên thị trường chứng khoán
- Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN: phản ánh tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh có ổn định và phát triển hay không. Cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, doanh thu tăng trưởng tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại doanh nghiệp nhỏ, tình hình kinh doanh không tốt thì cổ phiếu sẽ có tính thanh khoản kém.
- Chính sách của Nhà Nước: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải chịu ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô và chịu tác động từ quy định của cơ quan quản lý. Do đó, chính sách của Nhà nước có thể gián tiếp ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ví dụ: Năm 2007, chỉ thị số 03 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã tạo ra tác động lớn đối với thị trường chứng khoán. Chỉ số thị trường lao dốc, hàng loạt mã cổ phiếu giảm giá tuy nhiên nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm chỉ thị được ban hành.
- Tâm lý của NĐT: Nhiều nhà đầu tư mắc phải tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out), khi thị trường khởi sắc nhà đầu tư có xu hướng tích cực tham gia vào thị trường hơn. Ngược lại, khi thị trường ở trạng thái downtrend, nhà đầu tư thường có tâm lý hoang mang, dè chừng và cẩn trọng hơn trong đầu tư.
Tóm lại, nhà đầu tư nên xem xét khả năng thanh khoản trước khi quyết định mua một cổ phiếu nhất định. Bên cạnh đó để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư cũng cần có cơ chế phân bổ nguồn vốn phù hợp. Đây là cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán.