BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ _CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT ĐỨC GIANG ( DGC )
PHẦN I: TỔNG QUAN PHOTPHO TOÀN CẦU:
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH PHOTPHO TOÀN CẦU
Chuỗi giá trị ngành hóa chất phốt pho bắt đầu với nguyên liệu thô là quặng apatit. Quặng apatit được xử lý thông qua hai quy trình là quy tình ướt (wet process) và quy trình nhiệt (thermal process).
Sản phẩm trung nguồn chính bao gồm Phốt pho vàng (P4), Axit photphoric nhiệt (thermal process phosphoric acid – TPA) và Axit photphoric trích ly (wet process phosphoric acid – WPA).
Quy trình ướt là quy trình được ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm 89% lượng tiêu thụ quặng apatit. Quy trình này được thực hiện bằng cách sử dụng axit sunfuric để phân hủy quặng apatit. Sau phản ứng sẽ thu được WPA. WPA là một loại nguyên liệu thô, được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại phân bón chứa lân và phụ gia TACN. Quy trình ướt tiêu thụ năng lượng ít hơn quy trình nhiệt vì vậy chi phí sản xuất sẽ thấp hơn, tuy nhiên chúng có độ tinh khiết thấp. Các sản phẩm của quá trình ướt chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp do yêu cầu về độ tinh khiết trong lĩnh vực này không cao.
Quy trình nhiệt ít phổ biến hơn, chiếm 11% lượng tiêu thụ quặng apatit. Quy trình này sử dụng lò điện để nung quặng apatit cùng các nguyên liệu khác như than cốc và đá quarzit (một loại khoáng vật chứa silica) ở nhiệt độ 1.300 – 1.500 oC, sau phản ứng sẽ thu được phốt pho vàng. Phốt pho vàng là nguyên liệu thô, được sử dụng chủ yếu để sản xuất TPA, và các sản phẩm khác như phốt pho triclorua, được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp điện tử, chất diệt cỏ, chất chống cháy,…. Quy trình nhiệt tiêu tốn nhiều năng lượng, có chi phí điện cao và tạo ra khí thải CO2 khó xử lý vì thế quy trình này ít được áp dụng hơn trên thế giới. Do hầu hết các tạp chất đã được loại bỏ khi đốt quặng trong lò điện nên sản phẩm đầu ra có độ tinh khiết tương đối cao và được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp.
Tại Việt Nam, quy trình nhiệt được sử dụng phổ biến hơn so với quy trình ướt do:
(1) Việt Nam có lợi thế về chi phí điện thấp
(2) Việt Nam là quốc gia đang phát triển do đó việc phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất phốt pho sẽ ít bị hạn chế ( đây cũng là rủi ro tương lai hướng tới net Zero).
Về sản phẩm, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đang dừng lại ở việc sản xuất các sản phẩm trung nguồn cơ bản như: Phốt pho vàng – TPA và WPA do đó chúng tôi sẽ tập trung phân tích vào các sản phẩm này trong phần tổng quan ngành.
QUẶNG APATIT:
Quặng apatit là nguyên liệu thô quan trọng nhất trong ngành hóa chất phốt pho.
Theo thống kê của cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), tổng trữ lượng quặng apatit toàn cầu năm 2023 là 72 tỷ tấn Maroc, Trung Quốc và Ai Cập là ba nước đứng đầu.
- Maroc với trữ lượng tài nguyên 50 tỷ tấn tương ứng chiếm 70,4%
- Trung quốc có 3.3 tỉ tấn nắm 4,5%
- Ai cập có 2.8 tỉ tấn tương đương 3,9%.
Quặng apatit: Trữ lượng quặng giàu tại Việt Nam tương đối thấp
Quặng apatit tại Việt Nam có trữ lượng và nồng độ photpho pentaoxit (P2O5) khá thấp so với thế giới. Tại Việt Nam quặng apatit tập trung chủ yếu ở khu vực tỉnh Lào Cai, trữ lượng quặng đã thăm dò và xác định là 840 triệu tấn, chiếm khoảng 1,2% trữ lượng quặng toàn cầu. Nồng độ P2O5 trung bình trong quặng apatit ở Việt Nam là 17%, thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu là 30%.
Quặng Apatit Lào Cai được chia thành 4 loại dựa trên nồng độ P2O5, cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
Quặng apatit loại I và loại III giàu P2O5 là hai loại quặng chính đang được khai thác và sử dụng tại Việt Nam hiện nay. Quặng loại II và IV cũng được khai thác đi kèm nhưng nhu cầu sử dụng thấp.
Quặng apatit tại Việt Nam được quản lý và khai thác bởi Vinachem. Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai (công ty con của Vinachem) sẽ đại diện khai thác và cung cấp apatit cho các doanh nghiệp trong nước thông qua hình thức đấu giá. Toàn bộ lượng quặng apatit khai thác tại Việt Nam sẽ được sử dụng cho sản xuất nội địa do việc xuất khẩu quặng apatit bị cấm.
Dự báo nhu cầu quặng apatit cung cấp cho sản xuất phân Supe đơn, phân nung chảy, phân DAP, P4, H3PO4 năm 2030 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Mục 3 Điều 1 Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2014 thì dự báo nhu cầu quặng apatit cung cấp cho sản xuất phân Supe đơn, phân nung chảy, phân DAP, Phốt pho vàng (P4), Axit photphotic (H3PO4) dự báo như bảng sau:
PHOTPHO VÀNG_QUY TRÌNH NHIỆT
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất thế giới với lợi thế về chi phí ĐIỆN.
Phốt pho vàng là sản phẩm trung nguồn quan trọng trong chuỗi giá trị phốt pho, được sản xuất thông qua quy trình nhiệt, sử dụng quặng apatit, than cốc và đá quarzit làm nguyên liệu đầu vào.
Sản phẩm hạ nguồn chính của phốt pho vàng bao gồm TPA và PCl3, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm, điện tử, chất diệt cỏ, phụ gia chất chống cháy,… Sản xuất phốt pho vàng tiêu thụ nhiều năng lượng, do đó, điện là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí sản xuất, khoảng ~48%. Quặng apatit là nguyên liệu thô quan trọng nhất, chiếm khoảng 37% chi phí sản xuất.
Công suất sản xuất photpho vàng thế giới:
- Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất phốt pho vàng với tổng công suất ~125 nghìn tấn, chiếm ~6% thị phần, đứng sau Trung Quốc và Mỹ với công suất lần lượt là 1,46 triệu tấn và 200 nghìn tấn.
- Việc sản xuất phốt pho vàng bị loại bỏ phần lớn ở các quốc gia Châu Âu do quy trình sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
Thị phần xuất khẩu photpho toàn cầu:
Theo thống kê năm 2023 của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) Việt Nam là quốc gia xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất thế giới.
Trong bốn quốc gia sản xuất phốt pho vàng lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc chủ yếu sử dụng phốt pho vàng để sản xuất các hợp chất dẫn xuất hạ nguồn có giá trị gia tăng cao hơn và hạn chế xuất khẩu.
Trong khi đó, Việt Nam và Kazakhstan lại chủ yếu xuất khẩu sản phẩm này do trong nước còn hạn chế về năng lực chế biến sâu.
Tại thị trường Châu Á, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phốt pho vàng của Việt Nam được thúc đẩy một phần nhờ sự rút lui của Trung Quốc. Trung Quốc từng đứng đầu thế giới về xuất khẩu phốt pho vàng trong giai đoạn trước 2009.
Từ năm 2009 Trung Quốc bắt đầu áp đặt các chính sách cải cách đối với nguồn cung phốt pho vàng bao gồm:
- Cắt giảm công suất, đóng cửa các nhà máy để bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên
- Áp thuế xuất khẩu phốt pho vàng lên đến 100% vào năm 2009, sau đó giảm xuống 20% vào cuối năm 2009 và duy trì đến hiện nay.
Phốt pho vàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với Trung Quốc nhờ:
(1) Giá điện công nghiệp rẻ hơn
(2) Thuế xuất khẩu thấp hơn.
Cụ thể:
(1) Giá điện công nghiệp tại Việt Nam (7,3 UScent/kWh) thấp hơn 18% so với Trung Quốc (8,9 UScent/kWh).
(2) Thuế xuất khẩu phốt pho vàng tại Việt Nam hiện nay là 5%, thấp hơn so với mức 20% của Trung Quốc, điều này giúp phốt pho vàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
TOP quốc gia NHẬP KHẨU photpho lớn toàn cầu:
Axit photphoric nhiệt (TPA): Cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu
Axit photphoric nhiệt (Thermal process phosphoric acid - TPA) được sản xuất thông qua quy trình nhiệt bằng cách đốt cháy và hydrat hóa phốt pho vàng. TPA có độ tinh khiết cao do quá trình đốt cháy đã loại bỏ hầu hết các tạp chất, tuy nhiên giá thành sản xuất TPA cao do tiêu tốn nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất. TPA có thể được chia thành: TPA cấp công nghiệp, TPA cấp thực phẩm và TPA cấp điện tử dựa trên hàm lượng tạp chất và độ tinh khiết khác nhau, được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
TPA của Việt Nam phải cạnh tranh với TPA của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu TPA trên thế giới, nhờ sở hữu năng lực sản xuất phốt pho vàng lớn, nguyên liệu chính trong sản xuất TPA. Trong khi Trung Quốc áp thuế xuất khẩu 20% với phốt pho vàng, thì việc xuất khẩu TPA lại không gặp bất kỳ hạn chế tương tự nào. Do đó, Việt Nam không có lợi thế về thuế xuất khẩu TPA như với phốt pho vàng.
Giá phốt pho vàng và TPA có diễn biến tương đồng và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Giá phốt pho vàng và TPA có biến động cùng chiều do phốt pho vàng chiếm ~ 90% giá thành sản xuất TPA. Những biến động tại thị trường phốt pho Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá phốt pho toàn cầu do Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ phốt pho vàng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá phốt pho vàng Trung Quốc lên giá phốt pho vàng thế giới có sẽ độ trễ do Trung Quốc hiện không còn xuất khẩu mặt hàng này.
Năng lực sản xuất phốt pho vàng của Trung Quốc đạt 1,46 triệu tấn, nhưng hiệu suất hoạt động trung bình chỉ đạt mức 45%. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của các nhà máy phốt pho vàng Trung Quốc bao gồm:
- Yếu tố thời tiết: Các nhà máy phốt pho vàng Trung Quốc thường hoạt động với công suất cao vào mùa mưa (T5 - T10) do các nhà máy thủy điện có sản lượng điện dồi dào, chi phí điện thấp giúp giảm giá thành sản xuất phốt pho vàng. Trong giai đoạn còn lại, các nhà máy chủ yếu vận hành với hiệu suất thấp (khoảng 30%).
- Chính sách của chính phủ: Phốt pho vàng là sản phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm, thường xuyên bị dừng sản xuất do cắt điện và bảo vệ môi trường.
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh chính của DGC là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trong hệ sinh thái phốt pho. Các sản phẩm của DGC được sản xuất thông qua hai quy trình là quy trình nhiệt và quy trình ướt, trong đó:
- Các sản phẩm của quy trình nhiệt chiếm 60% doanh thu năm 2023, bao gồm: (1) phốt pho vàng chiếm 38% doanh thu, đây là sản phẩm trung nguồn trong chuỗi giá trị phốt pho, là nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm hạ nguồn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, công nghiệp điện tử, chất diệt cỏ, chất chống cháy,.... và (2) axit photphoric nhiệt (Thermal process phosphoric acid - TPA) chiếm 22% doanh thu, axit này được sử dụng cho ngành sản xuất mía đường, nước ngọt, làm sạch bề mặt,…
- Các sản phẩm của quy trình ướt chiếm 36% doanh thu năm 2023, bao gồm: axit photphoric trích ly (Wet process phosphoric acid – WPA) chiếm 13% doanh thu. Axit này được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại phân bón và phụ gia TACN phục vụ lĩnh vực nông nghiệp. Phân bón (Supe Lân, MAP, DAP, NPK) và phụ gia TACN (DCP, MCP) chiếm lần lượt 14% và 8% doanh thu của DGC.
- Các sản phẩm khác ngoài hệ sinh thái phốt pho như bột giặt, chất tẩy rửa, ắc quy,… chiếm 5% doanh thu năm 2023. Bên cạnh mảng phốt pho và hợp chất gốc phốt pho, DGC đang mở rộng đầu tư sang mảng hóa chất xút - clo thông qua dự án Đức Giang Nghi Sơn dự kiến được khởi công trong Q3/2024 và đi vào hoạt động từ năm 2026.