BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Liên hệ: 0827 821 652 sau khi đăng ký thành viên để đọc đầy đủ bài viết

( Do bài viết chỉ dành cho thành viên)

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (HNX: ANV)

1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, xuất khẩu thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản. ANV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2006. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 100 quốc gia trên thế giới như Nga, EU, Trung quốc, Úc. ANV hiện đang sở hữu vận hành 04 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất 1.050 tấn nguyên vật liệu/ngày. Công ty đã hoàn thành việc xây dựng chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng thủy sản tới chế biến với 08 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất lên đến 800 tấn/ngày và 250 ha vùng nuôi cá nguyên liệu. ANV chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007.

Ngành nghề kinh doanh

  • Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
  • Xây dựng nhà các loại
  • Hoạt động chuyên dụng khác (công nghiệp, thuỷ lợi)
  • Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (cầu, đường, cống…)
  • Nuôi trồng thuỷ sản nội địa
  • Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì giấy và bìa
  • Dịch vụ liên quan đến in
  • Sản xuất dầu, mỡ, thực vật (Bio-diesel)
  • Sản xuất sản phẩm từ cao su (keo Genlatine và Gryxerin)
  • Mua bán cá, thủy sản
  • Sản xuất kinh doanh phân bón
  • Khai thác khoáng sản: cromit, muối mỏ công nghiệp và kim loại màu.
  • Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. 
  • Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
  • Lắp đặt hệ thống điện 
  • Sản phẩm chủ chốt: Cá tra

Thị phần của doanh nghiệp

 

2. CHUỖI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

ANV là một trong số ít các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể khép kín gần như hoàn toàn chuỗi giá trị từ công tác lai tạo giống, sản xuất thức ăn, nuôi cá tra thương phẩm cho đến khâu chế biến, bao gói và tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu. Đây là lợi thế nổi bật của ANV giúp công ty kiểm soát giá thành sản xuất tốt hơn so với các doanh nghiệp phải mua ngoài, đặc biệt trong trường hợp giá cá tra nguyên liệu trên thị trường có xu hướng tăng mạnh.

3. BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ

Ø  Cơ cấu cổ đông

 

 

 

Ø  Ban lãnh đạo

Sức mạnh lớn nhất tạo nên sự thành công của NAVICO đến ngày hôm nay là nhờ vào tất cả nhân viên của công ty, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là bộ phận lãnh đạo của NAVICO. Cơ cấu tổ chức của NAVICO được phân bố một cách khoa học và hợp lý, tất cả phòng ban điều hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, Tổ chức này giúp NAVICO hoạt động có hiệu quả nhất, liên kết với nhau thành một NAVICO vững mạnh và ngày càng phát triển.

Ø  Giao dịch nội bộ

 

4. LỢI THẾ CẠNH TRANH

- Vị thế của ANV so với các công ty trong ngành

- Doanh nghiệp tự chủ 100% cá nguyên liệu, cá giống

- Tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ tự chủ nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời.

- Mức thuế chống bán phá giá vào Mỹ thấp nhất ngành.

5. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

v Nâng cao khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và kiểm soát chi phí nhờ duy trì chuỗi giá trị khép kín

ANV là một trong số ít doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam sở hữu chuỗi giá trị khép kín, từ chăn nuôi, sản xuất thức ăn, nuôi trồng, chế biến, đến phân phối thành phẩm. Khả năng tự chủ được 30% con giống, 100% thức ăn và 100% cá nguyên liệu góp phần kiểm soát chi phí đầu vào, kiểm soát chất lượng cá và ổn định biên lợi nhuận.

ANV tự chủ 30% cá giống nhờ sở hữu 20,000 cặp cá bố mẹ có khả năng sản xuất 14 tỷ cá giống. Diện tích sử dụng cho việc nuôi cá giống là 150 ha tại vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú. Với công nghệ chọn lọc gen từ Nauy, khả năng sống sót trong quá trình ươm giống được ổn định ở mức tối ưu. Công ty có 10 dây chuyền sản xuất thức ăn với công suất hơn 1,000 tấn thành phẩm/ngày phục vụ cho toàn bộ vùng nuôi và thương mại. Do chi phí thức ăn chiếm khoảng 70-75% giá thành cá nguyên liệu và giá thức ăn chăn nuôi biến động theo giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn, việc tự chủ nguồn thức ăn giúp ANV tiết kiệm đáng kể chi phí nuôi trồng.

Hơn nữa, năng lực tự sản xuất thức ăn góp phần giúp ANV kiểm soát và đảm bảo được chất lượng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển khác nhau của con giống do hiện nay việc gian lận độ đạm ghi trên thức ăn chăn nuôi là khá phổ biến trên thị trường. ANV hiện sở hữu vùng nuôi rộng 700ha, lớn nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Trong đó bao gồm 250 ha vùng nuôi truyền thống vào 450 ha vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú. Tổng công suất của vùng nuôi khi khai thác tối đa có thể đạt 250,000 – 300,000 tấn cá nguyên liệu/năm, nhờ đó có thể cung cấp đủ 100% lượng cá đầu vào cho các nhà máy chế biến.

Hiện tại, ANV đang vận hành 4 nhà máy chế biến với tổng công suất thiết kế đạt 1,050 tấn cá nguyên liệu/ngày. Tính đến tháng 7/2023, tỷ lệ công suất hiệu dụng ở mức thấp với 450 tấn cá nguyên liệu/ngày, tương đương 43% công suất thiết kế do nhu cầu yếu tại các thị trường trọng điểm (so với 870 tấn/ngày vào năm 2021 và 500 tấn/ngày vào năm 2022). Ngoài ra, các nhà máy của ANV đều đạt đầy đủ các chứng nhận chất lượng ISO, Global GAP, HACCP, IFS, BRC, GMP, HALAL. Theo VASEP, trong năm 2022, giá cá tra nguyên liệu tăng và giá trung bình xuất khẩu cá tra fillet tăng từ 28% - 66% YoY. Điều này đã giúp cho biên lợi nhuận gộp của ANV đạt 27%, cao hơn doanh nghiệp đầu ngành là VHC với 22%. Kết quả này là nhờ tỷ lệ tự chủ cá nguyên liệu của ANV đạt 100%, cao hơn so với VHC ở mức 70%.

Vào 6T2023, biên gộp của ANV đã giảm xuống còn 11% do sức mua của các thị trường tiêu thụ giảm, giá bán liên tục ở mức thấp do ANV chủ yếu xuất khẩu vào nhóm nước đang phát triển. Tuy nhiên, ANV hiện đang cơ cấu lại cấu trúc thị trường xuất khẩu và kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện trong thời gian tới nhờ (1) kỳ vọng giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ cải thiện khi hàng tồn kho cạn dần và sức mua quay trở lại, phát triển thận trọng các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ với giá bán cao hơn, giá cước vận chuyển giảm xuống mức rất thấp so với cùng kỳ. Do đó, chuỗi giá trị khép kín vẫn là một lợi thế cạnh tranh bền vững của ANV.

v Động lực tăng trưởng từ cơ cấu thị trường đa dạng

ANV là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu với mạng lưới xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia tại khắp các châu lục trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Châu Á là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, tại Châu Âu là Anh, Pháp trong khi tại Châu Mỹ là Mỹ, Mexico, Brazil. Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tang gây ảnh hưởng bất lợi đến tiêu thụ cá tra, danh mục thị trường xuất khẩu đa dạng là lợi thế giúp cho ANV giảm thiểu rủi ro giảm sút đơn hàng.

Trung Quốc là thị trường chiến lược của ANV trong nhiều năm nay với tỷ trọng chiếm khoảng 20% - 30% cơ cấu doanh thu. Tính đến tháng 5/2023, thị phần tiêu thụ cá tra của ANV ở Trung Quốc là 10.28% với sản phẩm ưa thích tại thị trường này là cá xẻ bướm – sản phẩm chiến lược của ANV. Do đó, Trung Quốc vẫn còn nhiều dư địa để ANV khai thác. Năm 2022, doanh thu xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 19%, giảm xuống từ mức 22% vào năm 2021. Sự sụt giảm này chủ yếu do ANV đã kết thúc hợp tác với Shanghai Fenglei International Trading. Nguyên nhân là do ANV bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác mới do hợp đồng độc quyền với Shanghei Fenglei, điều khoản giá xuất khẩu cố định từ 6 tháng đến 1 năm khiến ANV bỏ lỡ các cơ hội giá tốt trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, ANV đã tìm được tệp khách hàng mới tại Trung Quốc để đảm bảo sản xuất 100% công suất nhà máy trong nửa cuối năm. Công ty cũng kỳ vọng giá xuất khẩu sang thị trường này sẽ dần cải thiện trên đà phục hồi của nền kinh tế quốc gia này, góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Sau thời gian tạm dừng xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2014, ANV đã chính thức quay trở lại thị trường này từ tháng 8/2022 với doanh thu đạt 56 tỷ đồng vào cuối năm 2022, chiếm 1% cơ cấu doanh thu của ANV. Công ty hiện đang làm việc với các luật sư cho đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR 19) để xác định mức thuế suất mới ở thị trường Mỹ. ANV đang lên kế hoạch tăng dần xuất khẩu sang Mỹ, chậm rãi quan sát thị trường và không cạnh tranh khốc liệt để tránh sự chú ý bất lợi từ các đối thủ xuất khẩu khác tại thị trường này. Do đó, tốc độ tăng trưởng vào Mỹ dự kiến sẽ không cao trong 3 năm tới. Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, trong năm 2023, ANV dự kiến xuất khẩu 360 containers sang Mỹ với mức giá là 3.2 USD/kg (so với 30 containers vào năm 2022). Đây sẽ là động lực chính giúp giá bán bình quân của ANV tăng cao và hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023. EU cũng là thị trường trọng điểm của ANV với tỷ trọng chiếm đến 15% vào năm 2022. Cá tra Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn có những cơ hội dài hạn gồm EU đã đưa ra những gói trừng phạt thương mại Nga. Lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga sẽ làm tăng nhu cầu của EU về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA) hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU và nhu cầu tiêu thụ tập trung vào phân khúc thủy sản giá vừa và thấp. ANV được kỳ vọng hưởng lợi từ hiệp định EVFTA khi thuế xuất khẩu cá tra sang EU giảm từ 9% còn 0% sau 3 năm. Công ty cũng đang đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa khi hợp tác tiêu thụ các sản phẩm cá tra với chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh. Tính đến giữa tháng 8/2023, ANV đã giao 650 tấn cho BHX. Công ty đặt mục tiêu đạt 1,000 tấn trong năm nay và dự kiến sẽ tăng doanh số cho BHX lên 300 tấn/tháng. BHX hiện đang phân phối chủ yếu các sản phẩm cá tươi cắt khoanh của Nam Việt với đặc thù tiêu thụ trong ngày, lượng hàng thừa buộc phải hủy. Do đó, sản phẩm này được đánh giá có biên lợi nhuận thấp hơn các sản phẩm đã qua chế biến, sản phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, ANV đang nghiên cứu mô hình tiêu thụ sản phẩm cá tra tại Trung Quốc và thử áp dụng tại thị trường Việt Nam, với các sản phẩm như lẩu cá, cá tẩm vị, cá xẻ bướm. ANV kỳ vọng sự hợp tác với BHX sẽ giúp sản phẩm của Nam Việt được phân phối ở cả khu vực miền Bắc trong thời gian tới, thay vì chỉ tại khu vực miền Nam như hiện nay. Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản vẫn đang trì trệ, thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu ổn định cho ANV

v Tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ sản phẩm Collagen Peptide and Gelatin

 Nhằm giảm tác động xấu từ hoạt động xuất khẩu cá tra khi chịu nhiều biến động bất lợi từ thị trường, ANV đang đẩy mạnh các mảng kinh doanh khác mang lại nguồn doanh thu ổn định hơn. Công ty đang triển khai mảng sản phẩm chăm sóc sức khỏe Collagen Peptide và Gelatin (C&G) từ nhà máy Aminavico. Dòng sản phẩm mới được kỳ vọng sẽ mang lại động lực tăng trưởng mới cho công ty trong tương lai. Nhà máy Aminavico là dự án liên doanh giữa ANV và Amicogen – nhà sản xuất C&G hàng đầu của Hàn Quốc với hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm làm đẹp. Nhà máy này được xây dựng trên diện tích 11,034 m2 tại KCN Thốt Nốt, Cần Thơ. Đây là nhà máy công nghệ sinh học tự động hoá, chuyên sản xuất Collagen peptide và Gelatine từ da cá chuẩn công nghệ Hàn Quốc. Trước đây, da cá tra chỉ được bán với giá 3,000 đồng/kg, nhưng khi chế biến thành Collagen và Gelatin có thể đạt xấp xỉ 3 triệu đồng/kg, qua đó góp phần nâng cao giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu nói chung và giá trị của con cá tra nói riêng. Vào tháng 4/2023, Aminavico giai đoạn 1 đã được đưa vào chạy thử nghiệm với công suất chế biến 780 tấn/năm, và tổng vốn đầu tư 7 triệu USD. Do còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và nhu cầu suy giảm, tỷ lệ công suất hiệu dụng củanhà máy còn thấp ở mức 30% và được bán với mức giá 18 – 20 USD/kg. Khi hoạt động hết công suất, Aminavico dự kiến sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 36 triệu USD/năm và 1.5 triệu USD/năm. Sau đó, liên doanh Navico và Amicogen sẽ tiếp tục hợp tác triển khai chiến lược giai đoạn 2 và 3, nâng công suất từ 780 lên 1,200 và 2,400 tấn/năm. Mặc dù sản phẩm mới vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển nhưng tiềm năng từ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe là rất lớn. Chúng tôi cho rằng dòng sản phẩm mới từ dự án Aminavico sẽ mang lại triển vọng tích cực cho ANV trong tương lai nhờ (1) ANV có sẵn nguồn da cá tra dồi dào từ quá trình chế biến cá tra fillet, (2) được đối tác Amicogen hỗ trợ tiêu thụ 100% sản phẩm. Ngoài ra, đối với mảng điện năng lượng mặt trời, từ năm 2020, ANV đã lắp đặt điện mặt trời áp mái với công suất 53 MW cung cấp cho các nhà máy chế biến của mình. Phần còn lại được nối vào lưới điện quốc gia với mức giá bán cho EVN là 1,943 đồng/KWh. Ngoài ra, công ty còn đầu tư điện năng lượng mặt trời 650 Mw tại vùng nuôi Bình Phú theo lộ trình Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt. Dự án này đã hoàn thiện và đi vào hoạt động được 8%, phần còn lại đã bị hủy vì không phù hợp với chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, công ty vẫn kỳ vọng sự phê duyệt mới của Chính phú để quay trở lại với các dự án điện vào năm 2025 – 2030. Dù chỉ đóng góp khoảng 2% trong cơ cấu doanh thu, dự án này vẫn được kì vọng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.

6. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Kết quả kinh doanh Q2/2023

Kết thúc Q2/2023, ANV ghi nhận KQKD kém tích cực do sức mua tại các thị trường tiêu thụ giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá bán liên tục giảm mạnh. Do đó, doanh thu thuần của ANV giảm 17% YoY đạt 1,074 tỷ đồng. LNST cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh mẽ 121.2% YoY, lỗ 51 tỷ đồng sau khi trải qua 6 quý có lãi liên tiếp. Lũy kế 6T2023, doanh thu thuần của ANV giảm 11.3% YoY đạt 2,229 tỷ đồng, hoàn thành 43% kế hoạch năm 2023 trong khi lợi nhuận sau thuế sụt giảm còn 41 tỷ đồng (-90.8% YoY) do chi phí giá vốn tăng 16% YoY. Do đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh còn 11.3% từ mức 32.4% vào 6M2022

Về cơ cấu sản phẩm, doanh thu từ cá tra đông lạnh là động lực tăng trưởng chính của ANV với đa dạng mẫu mã gồm cá tra phi lê thịt trắng, cá tra xẻ bướm, cá cắt khúc… Cụ thể, tỷ trọng mảng cá tra đông lạnh của ANV dao động khoảng 78% - 84% trong giai đoạn 2019 – 2022. Trong năm 2022, doanh thu mảng này đạt 3,861 tỷ đồng (+40.1% YoY), chiếm tỷ trọng 78.9% doanh thu thuần. Từ năm 2020, ANV bắt đầu cho ra mắt sản phẩm thành phẩm chả cá gồm chả cá viên, chả lụa, chả quấn sả.… Trong năm 2022, dòng sản phẩm này chiếm tỷ trọng khoảng 7% - 10% trong cơ cấu doanh thu. Cùng kỳ, doanh thu từ phụ phẩm cá tra ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng +61% YoY đạt 373 tỷ đồng, chiếm 7.6% trong cơ cấu doanh thu. Đáng chú ý, từ cuối năm 2021, ANV đã triển khai phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe collagen peptide và gelatin (C&G). Hiện tại, dự án phát triển sản phẩm này vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhà máy đã sản xuất được số lượng khoảng gần 30 tấn với mức giá dao động 18 – 20 USD/kg. ANV kỳ vọng rằng sản phẩm C&G sẽ đóng góp vào 10% lợi nhuận của tập đoàn.

 

Trong năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của ANV với kim ngạch xuất khẩu đạt 26.9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, do chính sách Zero-Covid làm cho hoạt động xuất nhập khẩu bị siết chặt, xuất khẩu sang thị trường này vẫn thấp hơn so với mức trước dịch Covid-19, đạt khoảng 30 – 40 triệu USD trong giai đoạn 2018 – 2019. Đáng chú ý, từ tháng 8/2022, ANV đã chính thức quay trở lại thị trường Mỹ với doanh thu xuất khẩu sang thị trường này đạt 1.9 triệu USD, chiếm 1% trong cơ cấu doanh thu. Tính đến Q1/2023, tỷ trọng thị trường Mỹ đã tăng trưởng đáng kể và chiếm 3% trong tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh thu từ Trung Quốc và Châu Âu giảm lần lượt là 9% và 10% so với thời điểm cuối năm 2022.

7. RỦI RO

 

(1) Rủi ro về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường

Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu diễn biến khá tiêu cực, nước biển dâng đã làm nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Tuy các vùng nuôi của ANV không bị xâm nhập mặn nhưng hạn hán mức độ cao cũng ảnh hưởng đến vùng sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm. ANV chủ động xây dựng các kênh/ao chứa để bơm vào ao nuôi chứ không bơm trực tiếp từ nguồn nước tự nhiên nên chủ động ứng phó hạn nặng và nước ô nhiễm.

(2) Rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào

Thị trường thiếu con giống sẽ làm giá cá tra tăng cao, ngoài ra, việc đổ xô nuôi cá tra sẽ khiến cho giá thức ăn, thuốc thủy sản cũng tăng theo khiến cho giá thành nguồn nguyên liệu đầu vào tăng.

(3) Rủi ro tỷ giá hối đoái

Với gần 80% doanh thu là xuất khẩu, ANV đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá hối đoái khi đồng tiền sử dụng cho xuất khẩu là USD. Bất ổn tại các thị trường xuất khẩu và sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị đến tỷ giá là rủi ro đáng quan tâm.

(4) Rủi ro lãi suất

Với ANV, chi phí lãi suất bình quân trong năm 2022 chiếm 2.15% doanh thu thuần. Nguồn vốn lưu động phần lớn đến từ các khoản vay ngắn hạn ngân hàng. Vì vậy khi lãi suất có biến động đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty.

(5) Rủi ro thị trường xuất khẩu

Việc xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc, EU, Nam Mỹ… vẫn còn nhiều rủi ro do rào cản thương mại chặt chẽ từ các nước nhập khẩu, sự cạnh tranh các sản phẩm cùng loại, sự thay đổi hành vi người tiêu dùng, xung đột địa chính trị.

 

Share:

Bạn cần hỗ trợ thêm? Hãy để TMG GROUP đồng hành cùng bạn!

Tôi muốn

Follow TMG GROUP

top
091 449 2679